Giá: Miễn phí
Số điện thoại: 02743561274
Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Email: Chưa cập nhật email
Địa chỉ: Thị trấn Dầu Tiếng, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương
Đình thần Dầu Tiếng hay còn gọi là đình Định Thành Thôn là tên một địa danh ngày xưa của vùng đất Dầu Tiếng ngày nay. Đình tọa lạc ở khu phố 3, thị trấn Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương.
Theo lời kể của các vị cao niên Đình thần Dầu Tiếng được xây dựng trước năm 1853 bên tả ngạn sông Sài Gòn, trên bờ có cây Dầu đại thụ, gần cầu Tàu bây giờ. Đình được vua Tự Đức V (thứ năm) phong tặng sắc phong năm 1852. Năm Đinh Tỵ (1917), khi người Pháp xâm lược nước ta và thành lập các đồn điền cao su, để dễ khai thác, họ xây dựng nhà máy nước ở bên cạnh ngôi đình nên đến năm 1920 đình phải di rời về bến Vinh cách đó khoảng 2 km về phía hạ lưu sông Sài Gòn. Đến năm Nhâm Thìn (1952), sau trận lũ lớn làm đình bị ngập nên đình lại phải dời về chỗ gò đất cao hiện nay, nơi cao ráo có nhiều cây cổ thụ thoáng mát.
Theo cứ liệu lịch sử (sắc phong) đình Dầu Tiếng, khi xây dựng thuộc phần đất thôn Định Thành, huyện Bình Long, phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định, đến thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đình thuộc thôn Định Thành, tổng Bình Thạnh Thượng, tỉnh Thủ Dầu Một. Trong quá trình tồn tại đặc biệt là thời gian chiến tranh, khu vực đình tọa lạc có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi là, đình là nơi ẩn náu và tập kết của lực lượng cach mạng, nhiều lần bị máy bay địch dỗi bom làm hư hại lớn. Sau ngày đất nước giải phóng, nhân dân đã đóng góp công sức của cải vật chất tu bổ lại ngôi đình vào các năm 1985, 2002, 2006, 2008 đến khang trang, sạch đẹp như ngày nay để giữ gìn di sản văn hóa của các bậc tiền nhân để lại.
Đình còn lưu giữ những cặp câu đối bằng chữ Hán đắp nổi bằng xi măng sơn son, nhiều họa tiết trang trí hoa văn đắp nổi. Cách trang trí không gian bên trong và ngoài đình thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Bên trong chánh điện đình tạo dựng 3 gian thờ chính và ba gian thờ phụ. Toàn bộ khung sường từ kèo, cột đến rui, mè được tạo dựng bằng gỗ quý, mái lợp ngói Đồng Nai, nền lót gạch men trắng…
Đình thần có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất Định Thành Thôn xưa và Dầu Tiếng ngày nay. Trong thời gian lập làng, đình là nơi chở che cho dân làng. Trong thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ cứu nước, đình là nơi hoạt động cách mạng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của địa phương. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đình vẫn luôn là nơi nhân dân đến hội họp và chiêm bái thần linh, cầu cho cuộc sống được an lành, no ấm. Về với đình thần là tìm về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân. Những giá trị ấy là quan trọng cần được bảo tồn nhất là trong thời đại ngày nay.
Đình thần Dầu Tiếng được UBND tỉnh Bình Dương xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo quyết định số 3997/QĐ-UBND năm 10/09/2009 để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích đình thần Dầu Tiếng.
Khoảng cách: 1,60 km
Khoảng cách: 1,60 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 15,93 km
Khoảng cách: 18,46 km
Khoảng cách: 310 m
Khoảng cách: 350 m
Khoảng cách: 430 m
Khoảng cách: 550 m
Khoảng cách: 880 m
Khoảng cách: 1,29 km
Khoảng cách: 2,22 km
Khoảng cách: 5,47 km
Khoảng cách: 17,48 km
Khoảng cách: 18,42 km
Khoảng cách: 18,56 km
Khoảng cách: 0 m
Khoảng cách: 90 m
Khoảng cách: 1,16 km
Khoảng cách: 7,30 km
Khoảng cách: 7,67 km
Khoảng cách: 8,01 km
Khoảng cách: 8,97 km
Khoảng cách: 9,11 km
Khoảng cách: 16,96 km
Khoảng cách: 17,82 km
Khoảng cách: 1,52 km
Khoảng cách: 2,03 km
Khoảng cách: 15,92 km
Khoảng cách: 15,98 km
Khoảng cách: 16,94 km
Khoảng cách: 17,12 km
Khoảng cách: 18,25 km