Đình Phú Cường
Đình Phú Cường

Dịch vụ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 0964179518

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: Chưa cập nhật email

Địa chỉ: Phường Phú Cường, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Tọa lạc ở phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một.  Đình được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào ngày 02/06/2004. Đình Phú Cường còn gọi là đình Bà Lụa được xây dựng vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, khá nổi tiếng về quy mô và kiến trúc độc đáo: Chánh điện được xây dựng trên một nền cao, kiến trúc theo kiểu truyền thống xưa với ba gian nhà liền mái theo kiểu chữ Tam; kèo, cột, xuyên, trính đều được đúc bằng xi măng. Gian trong cùng của Chánh điện gọi là Chánh tẩm hay Hậu cung để thờ vị Chánh thần, tức thần Thành Hoàng. Hai bên là khảm thờ tả bang, hữu bang. Đối diện với bàn thờ thần là hương án. Ở gian chính còn có những tấm hoành phi, câu đối tạo sự trang nghiêm cho nơi thờ phụng. Gian giữa là gian tiền tế, để lễ vật lên cúng thần và là nơi vị đọc chúc sẽ đọc văn tế trong dịp tế lễ… Gian tiền tế còn có cập đài bằng gỗ chạm hình tứ linh do ông Phó tổng Tổng Bình Điền cúng vào năm ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Tọa lạc ở phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một.  Đình được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào ngày 02/06/2004.

Đình Phú Cường còn gọi là đình Bà Lụa được xây dựng vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, khá nổi tiếng về quy mô và kiến trúc độc đáo: Chánh điện được xây dựng trên một nền cao, kiến trúc theo kiểu truyền thống xưa với ba gian nhà liền mái theo kiểu chữ Tam; kèo, cột, xuyên, trính đều được đúc bằng xi măng. Gian trong cùng của Chánh điện gọi là Chánh tẩm hay Hậu cung để thờ vị Chánh thần, tức thần Thành Hoàng. Hai bên là khảm thờ tả bang, hữu bang. Đối diện với bàn thờ thần là hương án. Ở gian chính còn có những tấm hoành phi, câu đối tạo sự trang nghiêm cho nơi thờ phụng. Gian giữa là gian tiền tế, để lễ vật lên cúng thần và là nơi vị đọc chúc sẽ đọc văn tế trong dịp tế lễ… Gian tiền tế còn có cập đài bằng gỗ chạm hình tứ linh do ông Phó tổng Tổng Bình Điền cúng vào năm Giáp Thìn (1904). Gian ngoài cùng gọi là Hội đồng ngoại có am thờ Tiền hiền, Hậu hiền. Hai bên Chánh điện có Đông lang dành cho bá tánh nam nữ hội họp và khu nhà kho. Trước sân đình là bình phong long hổ, bàn thờ thần Nông. Hai bên thờ tả hộ vệ, hữu hộ vệ.

Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều binh khí cổ, đồ gỗ đẹp và quý hiếm. Hằng năm, đình có hai kỳ tế lễ: Hằng năm, đình có hai kỳ tế lễ: Lễ Kỳ Yên (11/1 âm lịch) và Lễ cầu bông (16/8 âm lịch).

Review and Evaluation


Alls
(From total review)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí