Di tích lịch sử - Khảo cổ Dốc Chùa

Dịch vụ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại:

Thời gian tham quan tại một điểm: 120 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: Chưa cập nhật email

Địa chỉ: Xã Tân Mỹ, Huyện Bắc Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

Dốc Chùa (Cầu Chùa) là tên gọi địa điểm của Khảo cổ học. Di tích bao bọc cả ngọn đồi, trên đồi còn có một ngôi chùa cổ được xây dựng cách đây khoảng 200 năm đã bị phá hủy do chiến tranh (hiện tại trên nền ấy đã xây dựng lại một ngôi chùa mới năm 2002). Di tích khảo cổ Dốc Chùa nằm bên bờ sông Đồng Nai, bên trái con đường liên tỉnh lộ Tân Uyên đi Lạc An. Thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, cách trung tâm thị trấn Uyên Hưng 3km về hướng Đông. Có tọa độ địa lý vĩ Bắc 11003’ 50’’, kinh độ Đông 106049’ 40’’ trên sườn đồi có phạm vi phân bố là 80m. Bề mặt của sườn đồi có độ cao khoảng 20m so với mặt nước biển và 14m so với mặt nước sông Đồng Nai. Tháng 6 năm 1976, Ban khảo cổ (Việc Khoa học Xã hội miền Nam) tiến hành điều tra, kiểm chứng địa điểm Mỹ lộc, một di chỉ khảo cổ đã được T.V.Holbé phát hiện vào năm 1887 ở xã Mỹ Lộc, huyện Bắc Tân Uyên. Trên đường đi từ ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Dốc Chùa (Cầu Chùa) là tên gọi địa điểm của Khảo cổ học. Di tích bao bọc cả ngọn đồi, trên đồi còn có một ngôi chùa cổ được xây dựng cách đây khoảng 200 năm đã bị phá hủy do chiến tranh (hiện tại trên nền ấy đã xây dựng lại một ngôi chùa mới năm 2002). Di tích khảo cổ Dốc Chùa nằm bên bờ sông Đồng Nai, bên trái con đường liên tỉnh lộ Tân Uyên đi Lạc An. Thuộc ấp Tân Hòa, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, cách trung tâm thị trấn Uyên Hưng 3km về hướng Đông. Có tọa độ địa lý vĩ Bắc 11003’ 50’’, kinh độ Đông 106049’ 40’’ trên sườn đồi có phạm vi phân bố là 80m. Bề mặt của sườn đồi có độ cao khoảng 20m so với mặt nước biển và 14m so với mặt nước sông Đồng Nai.

Tháng 6 năm 1976, Ban khảo cổ (Việc Khoa học Xã hội miền Nam) tiến hành điều tra, kiểm chứng địa điểm Mỹ lộc, một di chỉ khảo cổ đã được T.V.Holbé phát hiện vào năm 1887 ở xã Mỹ Lộc, huyện Bắc Tân Uyên. Trên đường đi từ Tân Uyên lên Mỹ Lộc phải qua sườn một đồi nhỏ nằm giữa hai con suối chảy ra sông Đồng Nai. Trên lưng chừng đồi có một ngôi chùa đổ nát nên gọi là “Dốc chùa”, nơi đây đang có công trình an ủi mặt bằng để xây lò gốm làm sân phơi. Quan sát vách lộ do xe ủi tạo ra hai bên hai bên sườn phía Đông và Tây của đồi, cán bộ nghiên cứu khảo cổ Nguyễn Văn Long đã phát hiện được dấu vết của tầng văn hóa khá dày và đã thu nhặt được nhiều mảnh gốm cổ, 3 dọi se sợi và một số hiện vật bằng đá như rìu tứ giác, bàn mài, chảy nghiền, mảnh dao gãy và một mảnh khuôn đúc.

Kết quả đã được thông báo Hội nghị khảo cổ học thường kỳ năm 1976 tại Hà Nội. Đồng thời ban khảo cổ đã có công văn gửi Uy ban nhân dân tỉnh Sông Bé đề nghị tạm ngừng công việc thi công và xin phép Bộ Văn hóa cấp giấy khai quật di chỉ khảo cổ Dốc Chùa. Cuộc khai quật được tiến hành qua 3 đợt:

Đợt 1: Tiến hành từ ngày 16/12/1976 đến ngày 8/1/1977, tham gia đoàn khai quật gồm các ông: Đào Linh Côn, Nguyễn Văn Long, Bùi Xuân Long cán bộ nghiên cứu khảo cổ.

Căn cứ vào địa điểm tầng văn hóa ở hướng Đông và Nam sườn đồi các vách lộ xác định địa điểm chính xác đoàn đã đào 2 hố với 216m2, hố thứ nhất nằm phía Tây Nam sườn đồi có diện tích 127m2(ký hiệu 76 DCH1). Hố thứ 2 ở phía Đông sườn đồi có diện tích 96m2 (ký hiệu 76 DCH2). Kết quả khai quật đã thu được một số lượng lớn với 803 hiện vật các loại.

 Đợt 2: Từ ngày 12/4/1977 đến 08/5/1977, đoàn gồm các ông Nguyễn Duy Tỳ và Phạm Đức Mạnh cán bộ viện khảo cổ học Hà Nội. Đoàn đã tiến hành đào 2 hố với diện tích 159m2, hố 1 diện tích 80m2, theo chiều Đông Tây (ký hiệu 77 DCH1). Hố 2 có diện tích 79m2 theo chiều Bắc Nam (ký hiệu DC77H2. Ngoài ra, để xác định quy mô quy hoạch của diện tích đoàn còn đào 5 hố xung quanh để khảo sát với diện tích 4m2. Đợt này đã phát hiện được 20 ngôi mộ cổ cùng với 663 hiện vật bằng đồng, đá, gốm. Đặc biệt, đợt này còn tìm thấy một tượng động vật bằng đồng chôn trong mộ, tượng có hình một con vật đứng trên một cái bệ dưới chân có hình một con vật thuộc loài bò sát.

Đợt 3: Tháng 2/1979 đoàn cán bộ khảo cổ học thuộc Viện Khoa học - Xã hội Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với phòng Bảo tồn Bảo tàng Sông Bé tiến hành khai quật lần thứ 3 gồm 2 hố với diện tích 151,6m2và hố thám sát diện tích 4m2. Hố 1 (ký hiệu 79 CDH1) có diện tích 115,6m2 đào theo hình chữ I. Nằm về phía Tây Bắc của hố khai quật này có 2 bờ thống chế rộng 0,40m. Hố 2 (ký hiệu 79 CDH2) có diện tích 36m2 nằm ở phía Nam của hố 1. Kết quả thu được 414 hiện vật bằng đá, gốm và nhiều hiện vật bằng đồng nằm tập trung trong mộ.

Qua những đợt khai quật đã hình thành nhiều bộ sưu tập hiện vật có giá trị lịch sử và khoa học rất lớn. Các công cụ sản xuất bằng đá, gốm, đồng,… Đặc biệt, một bộ sưu tập gồm 76 khuôn đúc đồng và 68 công cụ vũ khí bằng đồng đã phát hiện trong di tích. Dốc Chùa trở thành một sưu tập hiện vật quan trọng biểu hiện cho một đỉnh cao phát triển của thời tiền sử vùng Đông Nam Bộ. Một di tích đa dạng và phong phú có nhiều yếu tố mới, sự hội tụ về kinh tế, kỹ thuật của xã hội phát triển cao, có niên đại từ 2.500 – 3.000 năm cách ngày nay.

Ngày 28/12/2001, di tích Dốc chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích khảo cổ học cấp Quốc gia. Là địa điểm khảo cổ tiêu biểu cho nền văn hóa đồng thau ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Với tổng diện tích là 10.788,31m2.

Thực hiện đề án “Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Sở Văn hóa – Thông tin, đã được Uy ban nhân tỉnh Bình Dương phê duyệt. Di tích Dốc chùa đã được quy hoạch đưa vào khai thác phát huy tác dụng một di tích khảo cổ thời tiềnsử tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Khai quật mới một số hố, giữ nguyên hiện trạng di vật trong hố khai quật và làm mái che, hàng rào bảo vệ khai thác giới thiệu phát huy giá trị lịch sử một cách khoa học rất sinh động cho công chúng và các nhà nghiên cứu. Qui hoạch lại các cây trồng làm cho khu di tích trở thành khu du lịch sinh thái. Xây dựng nhà trưng bày giới thiệu quá trình khai quật và giá trị các cổ vật đã khai quật. Xây dựng hàng rào bảo vệ. Phối hợp với tuyến du lịch sinh thái đường sông Đồng Nai và đường bộ, du khách đến di tích tìm hiểu về văn hóa cổ xưa, tham quan chùa nghe kể về sự tích ông Mõ và thưởng ngoạn cảnh sông nước hữu tình./.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm

Giải trí