Chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên
Chiến thắng tháp canh cầu Bà Kiên

Dịch vụ

Giới thiệu

Giá: Miễn phí

Số điện thoại: 02743656350

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: Chưa cập nhật email

Địa chỉ: Phường Thạnh Phước, Thành Phố Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

Tháp canh cầu Bà Kiên (nay thuộc địa phận phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) được xây rất kiên cố, gồm 3 tầng, mỗi tầng đều có lỗ châu mai, tường gạch dày 40cm, rộng 16m, cao 10m, được bảo vệ bằng hàng rào kẽm gai, đèn pha và mìn, lính canh phòng cẩn mật. Huyện đội Tân Uyên giao nhiệm vụ cho đội du kích nghiên cứu tiêu diệt địch ở tháp canh. Người được giao nhiệm vụ chỉ huy đánh tháp canh là Trần Công An, người con của mảnh đất Cù lao Thạnh Hội - Tân Uyên, lúc đó ông vừa tròn 28 tuổi. Được giao nhiệm vụ, Trần Công An đêm ngày nghiên cứu tìm cách đánh địch. Ông cùng đồng đội vào rừng Cò Mi suốt 3 tháng ròng rã tập kỹ thuật, hóa trang để bò vào một cây to, cao bên trong mục tiêu, sao cho khi ở trên cây địch không phát hiện được. Khi luyện tập đã thành thục, đêm 18 rạng ngày 19-3-1948, ta quyết định tấn công tháp canh. Trinh sát Trần Văn Hỏi (Tân Ba, Tân Uyên) thông báo toàn bộ binh lực địch; Trần Công ... Xem thêm

Bản đồ

Giới thiệu

×

Tháp canh cầu Bà Kiên (nay thuộc địa phận phường Thạnh Phước, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) được xây rất kiên cố, gồm 3 tầng, mỗi tầng đều có lỗ châu mai, tường gạch dày 40cm, rộng 16m, cao 10m, được bảo vệ bằng hàng rào kẽm gai, đèn pha và mìn, lính canh phòng cẩn mật. Huyện đội Tân Uyên giao nhiệm vụ cho đội du kích nghiên cứu tiêu diệt địch ở tháp canh. Người được giao nhiệm vụ chỉ huy đánh tháp canh là Trần Công An, người con của mảnh đất Cù lao Thạnh Hội - Tân Uyên, lúc đó ông vừa tròn 28 tuổi.

Được giao nhiệm vụ, Trần Công An đêm ngày nghiên cứu tìm cách đánh địch. Ông cùng đồng đội vào rừng Cò Mi suốt 3 tháng ròng rã tập kỹ thuật, hóa trang để bò vào một cây to, cao bên trong mục tiêu, sao cho khi ở trên cây địch không phát hiện được. Khi luyện tập đã thành thục, đêm 18 rạng ngày 19-3-1948, ta quyết định tấn công tháp canh. Trinh sát Trần Văn Hỏi (Tân Ba, Tân Uyên) thông báo toàn bộ binh lực địch; Trần Công An cùng 2 đồng đội Trần Văn Uyên và Hồ Văn Lung được trang bị một súng trường với 20 viên đạn, 10 lựu đạn và một thang cao 5m, bí mật tiếp cận địch ở tháp canh cầu Bà Kiên. Cả tổ 3 người, lợi dụng bóng đêm đã vượt qua hàng rào kẽm gai. Chính Trần Công An đã dùng thang cây áp sát vào tường để leo lên và ném lựu đạn vào nơi lính Pháp đang ngủ. Quá bất ngờ trước sự tấn công táo bạo của ta, nên cả 11 tên địch tại đây đều bị tiêu diệt gọn, ta thu về 8 khẩu súng và 20 quả lựu đạn, lực lượng của ta được bảo toàn.

Để tưởng nhớ chiến công ngày 19-3, Tân Uyên đã xây dựng bia tưởng niệm trong khuôn viên 1.800m2. Bia tưởng niệm khắc bức phù điêu 3 chiến sĩ du kích công đồn. Bên trái khắc dòng chữ mà Bác Hồ đã khen tặng dành cho chiến sĩ đặc công “Tân Uyên - Chiến khu Đ trở thành nơi khởi phát, thành quê hương của cách đánh đặc công”. Du kích Tân Uyên, về sau thành lập đại đội bộ đội địa phương Nguyễn Văn Nghĩa, được công nhận là đại đội đặc công đầu tiên của cả nước.

Nhận xét và đánh giá


Tất cả
(Từ tổng số nhận xét)

Lịch trình mẫu

Lưu trú

Địa điểm

Giải trí